HƯỚng DẪn KẾ ToÁn BÁn HÀng Khu ChẾ XuẤt

HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN BÁN HÀNG KHU CHẾ XUẤT

 

1.Thuế suất thuế GTGT.

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất 0% như sau:

“1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.”

Do đó, doanh nghiệp bán hàng cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất thì được áp dụng mức thuế suất là 0%. Tuy nhiên để được áp dụng mức thuế suất 0% doanh nghiệp phải đảm bảo một số điều kiện.

Tại khoản 2 Điều 9Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về điều kiện hưởng thuế suất 0% như sau:

Tham khảo:  Quy chế hoạt động tài chính doanh nghiệp

“a) Đối với hàng hoá xuất khẩu:

– Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu;

– Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

– Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.”

Căn cứ theo quy định trên doanh nghiệp để được hưởng thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu thì doanh nghiệp phải có đầy đủ các chứng từ như dưới đây:

+ Hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu.

+ Có chứng từ thanh toán tiền hàng xuất khẩu.

+ Có tờ khai hải quan.

Mức thuế suất áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp thiếu một trong các chứng từ trên:

– Nếu doanh nghiệp thiếu tờ khai hải quan thì hàng hóa bán vào khu chế xuất sẽ phải tính theo mức thuế suất là 10% và thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

– Nếu doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhưng vẫn có tờ khai hải quan thì doanh nghiệp được xuất hóa đơn với thuế suất 0% nhưng thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

Tuy nhiên, một số trường hợp doanh nghiệp khi bán hàng vào khu phi thuế quan không được hưởng thuế suất 0% gồm:

+ Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;

+ Cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

+ Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;

+ Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;

+ Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);

  1. Hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa Xuất nhập khẩu

Căn cứ khoản 1 điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:

“2. Các loại hóa đơn:

  1. a)  Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

  1. b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).”

Căn cứ theo quy định trên doanh nghiệp khi bán hàng vào khu chế xuất hoặc khu phi thuế quandoanh nghiệp phải lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định.

Xem thêm:  Bộ máy kế toán doanh nghiệp thương mại

  1. Thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu.

Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Điều 3, Khoản 7 Sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.”

Căn cứ theo quy định trên thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu là thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

  1. Hạch toán bán hàng xuất khẩu

4.3. Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục xuất khẩu:

Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục xuất khẩu, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu, doanh nghiệp lập Hoá đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng và căn cứ vào đó kế toán ghi các bút toán sau:

4.3.1. Phản ánh giá vốn của hàng xuất khẩu, ghi:

Nợ TK 632 –  Giá vốn hàng bán

Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.

4.3.2. Phản ánh thuế xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu:

Thuế xuất khẩu là thuế gián thu, không nằm trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Khi xuất khẩu thành phẩm, hàng hóa, kế toán phải tách riêng số thuế xuất khẩu phải nộp ra khỏi doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ. Trường hợp không tách ngay được số thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu thì được ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế nhưng định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế xuất khẩu phải nộp.

Lưu ý: Trong mọi trường hợp, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “ Các khoản giảm trừ doanh thu” của báo cáo kết quả kinh doanh đều không bao gồm số thuế xuất khẩu phải nộp khi xuất khẩu thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

– Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản, tại ngày giao dịch)

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu) (tỷ giá trên tờ khai Hải quan).

– Trường hợp không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm thuế xuất khẩu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (bao gồm cả thuế XK) (tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản, tại ngày giao dịch).

Định kỳ, khi xác định thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu) (tỷ giá trên tờ khai Hải quan).

– Khi nộp thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)

Có các TK 111, 112, …

– Thuế xuất khẩu được giảm, được hoàn (nếu có), ghi:

Nợ các TK 111, 112, 3333

Có TK 711 –  Thu nhập khác.

4.4. Trường hợp phát sinh các chi phí đến hàng xuất khẩu:

– Nếu phát sinh chi phí bằng đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (theo thông tư 200)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421) (theo thông tư 133)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, …:

– Nếu phát sinh chi phí bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (theo thông tư 200) (tính theo tỷ giá thực tế)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421) (theo thông tư 133) (tính theo tỷ giá thực tế)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 1112, 1122,  …: (theo tỷ giá ghi sổ)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (nếu nhận nợ – theo tỷ giá thực tế khi nhận nợ).