Nguyên nhân tường nhà bị mốc và cách xử lý

Tình trạng tường nhà mới xây xong sau 1 2 năm bị mốc, ngấm nước mưa khiến nhiều gia chủ lo lắng về kết cấu nhà ở. Nấm mốc, sơn phủ bị bong tróc từ bên trong bởi nước ngấm vào tường gây mất mỹ quan, thẩm mỹ công trình. Nhiều gia chủ tìm thấy các vết nứt và xử lý với băng dán chống thấm tuy nhiên tình trạng vẫn tiếp diễn. 

Nguyên nhân tường nhà bị mốc do đâu? Biện pháp nào để xử lý triệt để bức tường bị nấm mốc, đặc biệt vào thời tiết mùa mưa bão. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc làm rõ và có biện pháp xử lý phù hợp cho tường nhà ở gia đình.

Xác định nguyên nhân dẫn đến tường bị mốc hỏng

Khá nhiều lý do dẫn đến tình trạng tường trong nhà bị mốc, bong tróc sơn, vữa… Các nguyên nhân cụ thể có thể kể đến như:

  • Gia chủ sử dụng loại vữa, hồ kém chất lượng, có khả năng thấm nước cao, hấp thụ nhiều nước dẫn đến nước mưa bên ngoài thấm dần vào bên trong theo mạch. Lâu dần khiến tường bị ẩm và nấm mốc phát triển.
  • Quy trình chống thấm ban đầu của tường không tốt, bị bỏ qua lớp chống thấm khi sơn và quét vôi ngoại thất. Nước mưa hay thời tiết mưa bão lâu ngày dễ khiến toàn bộ bức tường bị ngấm. Đặc biệt ở các vị trí thiếu vữa, có lỗ hổng dẫn đến ngấm nước và gây mốc cục bộ.
  • Tình trạng nồm nồm đặc trưng khí hậu miền bắc, tường bị tích tụ nước và hơi ẩm, lâu dần gây mốc, mất thẩm mỹ nhà ở.
  • Tường nhà bị nứt, xuất hiện các vết nứt bên ngoài, do kết cấu không chắc chắn. Các vết nứt sẽ là nguyên nhân dẫn nước mưa ngấm vào tường nhà bên trong gây nấm mốc.

Cách xử lý tường bị nấm mốc hiệu quả triệt để

Tùy vào tình trạng tường mà gia chủ có biện pháp xử lý phù hợp, để tiết kiệm chi phí và thời gian. Các giải pháp cho từng trường hợp mà gia chủ có thể tham khảo:

  • Tường bị mỏng, quá trình xây dựng không tốt dẫn đến ngấm nước toàn bộ, gây thấm nước và mốc mảng tường lớn. Cần thực hiện sơn phủ chống thấm ngoại thất cho toàn bộ kết cấu. Sơn gốc acrylic được phun từ 2-3 lớp tăng cường hiệu quả bảo vệ tường, kết cấu gạch không bị ngấm nước. Định kỳ sơn phủ lại từ 3-5 năm, tùy tình trạng tường.
  • Sử dụng băng dính chống thấm cao cấp để chống dột cho từng điểm, vị trí tường bị nứt hỏng. Tuy nhiên, gia chủ cần đánh giá “Băng chống thấm dột loại nào tốt?”. Bởi thị trường có nhiều sản phẩm băng keo chống thấm kém chất lượng, sử dụng không hiệu quả. Chú ý, chọn băng dính chống thấm có cấu tạo 4 lớp, lớp phủ ngoài tráng bạc bảo vệ, độ kết dính cao chỉ dính 1 lần.
  • Với tình trạng tường bị nứt hỏng nhiều, cần trám lại bằng xi măng có trộn vật liệu chống thấm. Đồng thời sơn phủ lại để đảm bảo tính thẩm mỹ cho nhà ở.

Tường nhà bị thấm nước mưa, kết cấu gạch bị ẩm dễ phát sinh mốc, ảnh hưởng đến phần sơn lót nội thất bên trong. Gia chủ cần xác định rõ tình trạng tường bị ngấm do toàn bộ kết cấu mỏng, không chống thấm tốt hay chỉ 1 vài vết nứt gây ngấm nước mưa theo điểm. Lựa chọn giải pháp chống thấm phù hợp với tình trạng tường, sử dụng sơn chống thấm hay băng dính chống dột chuyên dụng để che chắn các vết nứt.